Nên dùng thuốc gì khi mắc bệnh cảm lạnh?

Như đã đề cập đến trong series về bệnh cảm lạnh, hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào dùng để chữa bệnh cảm lạnh, bên cạnh các tác động điều trị trong bài trước bạn có thể dùng thêm một số loại thuốc phụ trợ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể đồng thời giúp cơ thể phục hồi dễ dàng hơn khi bị cảm lạnh.

Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng mạnh Lamthenao khuyên bạn cân nhắc dùng

Vitamin C

Vitamin C không tác động trực tiếp vào giải quyết nguyên nhân gây cảm lạnh nhưng  nếu dùng thêm vitamin C khi bị cảm lạnh bạn có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng.vitamin c Dùng thuốc gì khi mắc bệnh cảm lạnh

Nên dùng thuốc gì khi mắc bệnh cảm lạnh?


Echinacea. Echinacea là tên khoa học của cây cúc dại, các nghiên cứu cho thấy rằng các thành phần trong cây cúc dại giúp rút ngắn đáng kể thời gian và cường độ của các triệu chứng xuất hiện do bệnh cảm lạnh. 

Điều này trên thực tế vẫn còn đang nằm trong nghiên cứu và có sự tranh cãi khi mà những kết quả nghiên cứu không thực sự đồng nhất.

 Tuy nhiên Echinacea không có tác dụng phụ và nó chẳng thể gây hại cho cơ thể bạn khi bạn sử dụng nó.

Viên uống Kẽm

Có một nghiên cứu đã diễn ra và người ta nhận thấy rằng người sử dụng kẽm trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh cảm lạnh có xu hướng khỏi bệnh nhanh hơn và cường độ các triệu chứng nhẹ hơn.

 Mặc dù sử dụng kẽm trực tiếp có thể gây ra các tác dụng phụ nhưng để làm giảm đi các tác dụng phụ bạn có thể sử dụng kẽm kèm trong thức ăn. 

Trong trường hợp này, kẽm có thể gây ra những mùi vị lạ trong thức ăn đôi khi rất khó chịu và thậm chí gây buồn nôn.

Lưu ý khi sử dụng kẽm: Mùi kẽm có thể làm tổn thương vĩnh viễn khướu giác, một số trường hợp gây hư hại hoàn toàn khả năng cảm nhận mùi trên người sử dụng kẽm.

Những nguy cơ có thể gây bệnh cảm lạnh

Virus cảm lạnh gần như luôn luôn hiện diện trong môi trường, nhưng không có ai bị cả lạnh suốt cả năm, đó là nhờ vào nền tảng điều kiện sức khỏe của mỗi người giúp họ kháng và miễn dịch với virus cảm lạnh. Một số yêu tố nguy cơ dưới đây có thể làm tăng khả năng mắc bệnh cảm lạnh:

Yếu tố tuổi tác.

Trẻ em sơ sinh đến 6 tuổi nằm trong diện dễ mắc phải bệnh cảm lạnh nhất vì chúng chưa phát triển khả năng đề kháng với gần như tất cả các loại virus gây bệnh. 
trẻ em bị cảm lạnh nên uống thuốc gì?



Tuy nhiên, một hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện không phải là nguyên nhân duy nhất tạo điều kiện chonguy co cam lanh Những nguy cơ có thể gây bệnh cảm lạnh cảm lạnh phát sinh, nó có xu hướng xuất hiện nhiều trên trẻ em không cẩn thận trong quá trình chăm sóc bản thân mà điển hình như lười rửa tay, không che miệng khi ho hay hắt hơi. 

Cần chú ý với các trẻ em phản ứng với chế độ chăm sóc điều dưỡng hoặc thở qua mũi chủ yếu khi bị cảm lạnh để có biện pháp chăm sóc thích hợp hơn.

Khả năng miễn dịch.

Khi bạn trưởng thành, khả năng miễn dịch – đề kháng trên cơ thể phát triển hoàn thiện hơn đồng thời khả năng phòng ngừa các loại virus gây cảm lạnh cũng tốt hơn. 

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi vì thế thường ít bị cảm lạnh hơn nhiều so với trẻ em dưới 6 tuổi. Mặc dù vậy rõ ràng rằng dù trưởng thành và có sức khỏe tốt thì một năm bạn cũng có thể có vài lần nhiễm cảm lạnh, nguyên nhân là do virus thì luôn tồn tại còn hệ thống miễn dịch trên cơ thể người không phải lúc nào cũng mạnh mẽ và hoạt động tốt.
Đửng bỏ qua những đề tài sức khỏe này

Các mùa trong năm.

Cả trẻ em và người lớn đều dễ bị cảm lạnh trong mùa thu và mùa đông, trong hai mùa này, môi trường cho virus gây cảm lạnh phát triển rất thuận lợi trong khi mọi người thường cố giữ ấm cơ thể bằng cách ở trong nhà nhiều hơn và không khí ẩm mốc làm họ sớm suy giảm khả năng miễn dịch. Với các vùng có thời tiết ấm hơn, cảm lạnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa cũng cùng với lý do như trên.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn