Ngay cả khi bạn có chế độ chăm sóc răng tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc thì cũng không có gì để đảm bảo răng bạn không bị ố màu.
Răng cũng có thể bị ố màu khi bạn hút thuốc lá, uống rượu bia, cafe và thậm chí là do ảnh hưởng từ florua có trong nguồn nước.
Nếu bạn cảm thấy răng miệng của mình bị giảm độ trắng trông thấy bạn có thể sử dụng một số phương pháp để giúp giữ và tăng cường độ trắng sáng của hàm răng, các phương pháp chủ yếu để làm trắng răng bao gồm sử dụng kem đánh răng, sử dụng các loại dụng cụ giúp làm trắng răng và sử dụng các biện pháp y tế để làm trắng răng.
Bài viết này sẽ đi sâu vào các biện pháp làm trắng răng, bạn có thể chọn một cũng có thể sử dụng song song các phương pháp để tăng cường hiệu quả.
Làm trắng răng bằng kem đánh răng
Sử dụng kem đánh răng là phương pháp làm trắng răng với chi phí thấp nhất, ngay cả những gia đình khó khăn thì trong thời đại hiện nay kem đánh răng vẫn là một trong những hóa mỹ phẩm không thể thiếu.
Tuy nhiên kem đánh răng thông thường không đủ để làm trắng răng.
Những loại kem đánh răng bình thường không chuyên về khả năng làm trắng răng, một số loại thậm chí còn gây tổn thương men răng sau thời gian dài sử dụng.
Nên sử dụng loại kem đánh răng được chứng nhận bởi Hiệp hội nha khoa ADA, chúng chứa những hạt phân tử nhỏ có tác dụng mài mòn để đánh bóng răng và đồng thời sử dụng những hóa chất phá vỡ liên kết của vết bẩn rồi loại bỏ chúng khỏi hàm răng.
Tìm các loại kem có chứa thành phần blue covarine để sử dụng. Blue covarin khi kết hợp với màu trăng của răng có tác dụng tạo ra những ảo ảnh quang học khiến cho người khác khi nhìn vào răng bạn sẽ có cảm giác rằng nó trắng hơn so với bản chất thực sự.
Sử dụng theo lịch và thường xuyên. Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, duy trì việc này và bạn sẽ thấy tác dụng trong khoảng từ 2 đến 4 tuần. Để tăng thêm hiệu quả có thể sử dụng các loại nước súc miệng làm trăng đi kèm.
Trắng răng với chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Ăn thức ăn giòn. Thức ăn giòn với ít đường và hóa chất sẽ giúp hàm răng của bạn sạch sẽ hơn và tránh được nguy cơ sau răng.
- Các loại thức ăn dính gây dắt răng thường để lại trên hàm răng nhiều tạp phẩm là kết quả của quá trình ăn uống và là môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Một quả táo mỗi ngày sẽ giúp hàm răng của bạn trắng dần lên, trong táo có chứa axit malic – một loại hóa chất giúp hòa tan vết bẩn trẻn răng.
- Các loại rau quả khác như dưa chuột, cà rốt, cần tây cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe cho hàm răng bao gồm cả việc tránh khả năng gây ố màu.
- Chúng là những loại thực phẩm giòn, khi nhai tuyến nước bọt sẽ được tiết ra nhiều hơn hòa quyện với lượng nước dồi dào có trong thực phẩm giúp loại bỏ vi khuẩn có hại.
Súc miệng sau khi dùng bữa
- Loại bỏ được càng nhiều lượng thức ăn thừa trên răng sau khi ăn càng giúp cho môi trường khoang miệng lành mạnh và sạch sẽ đồng thời không tạo điều kiện cho các vết ố hay mảng bám có cơ hội phát triển.
- Sử dụng các loại trái cây có tác dụng làm trắng răng. Một số loại trái cây có tác dụng làm trắng răng tự nhiên, chúng có chứa các thành phần làm trắng răng và dâu tây và nho khô là một ví dụ điển hình.
- Sử dụng pho mát trong các bữa ăn. Nghe có vẻ vô lý, nhưng trong các nghiên cứu gần đây cho thấy pho mát có tác dụng ngăn ngừa sâu răng và thúc đẩy men răng tái tạo.
Sử dụng các vật dụng trang bị y tế đi kèm
Chỉ nha khoa
Chỉ nhà khoa là một trong nhứng bổ trợ tốt nhất để loại bỏ thức ăn thừa trên răng, duy trì sức khỏe răng miệng đồng thời làm trắng răng lâu dài.
Bàn chải đánh răng
Chọn bàn chải lông mềm với thân nhỏ để giúp trải kỹ các kẽ răng, lông mềm để không gây tổn thương men răng.
Nhai kẹo cao su không đường có chứa xylitol
Xylitol là chất vị ngọt tự nhiên thực sự có tác dụng trong việc ngăn ngừa mảng bám, nhai kẹo cao su có thể loại bỏ kỹ càng hơn vi khuẩn, mảng bám và thức ăn thừa trên răng.
Chú ý giữ trắng răng sau khi đã trắng răng
Duy trì một lối sống lành mạnh. Tránh xa rượu, cafe, thuốc lá và các chất kích thích khác, chúng là nguyên nhân chính gây ra mảng bám, vết ố và hư hại nghiêm trọng cơ cấu răng trong lâu dài.
Đánh răng sau mỗi bữa ăn. Đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn để duy trì một môi trường lành mạnh và sạch sẽ cho hàm răng.
Thực hiện các biện pháp y tế làm sạch răng sau mỗi 6 tháng.
Lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng bởi các nha sỹ định kỳ mỗi 6 tháng hoặc bất cứ khi nào bạn thấy các triệu chứng bất thường xuất hiện như đau răng, nhức răng và ê buốt lâu ngày.