Làm thế nào với biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều sinh em bé khỏe mạnh và bình thường, tuy nhiên tiểu đường thai kỳ nếu không được theo dõi và quản lý có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao đến một giới hạn mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Làm thế nào tránh được điều này? 

Những biến chứng tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thai nhi

biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ


Dưới đây là một số ảnh hưởng có thể gặp phải ở trẻ sau sinh khi mà mẹ của chúng bị bệnh tiểu đường thai kỳ:

Cân nặng quá mức. Thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường gặp phải các vấn đề về insulin trong tuyến tụy gây ra việc tăng cân quá mức bình thường. Điều này có thể gây ra tổn thương cho thai nhi, nếu thai nhi phát triển quá lớn có thể yêu cầu sinh mổ thay vì sinh bình thường.

Sinh non và hội chứng suy hô hấp. Lượng đường trong máu cao có thể gây tác động lên cơ chế sinh sản, làm cho bà mẹ sinh con sớm hơn so với bình thường. 

Trong các trường hợp khác, khi mà cân nặng của thai nhi phát triển quá nhanh các bác sĩ có thể đưa ra yêu cầu sinh mổ trước thời hạn để đảm bảo các yếu tố an toàn về sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Hầu hết trẻ em sinh non đều gặp phải các vấn đề về suy hô hấp, khó thở trong giai đoạn phát triển đầu đời. Đối với trẻ em có mẹ bị mắc bệnh tiểu đường, chúng có nguy cơ cao hơn về suy hô hấp ngay cả khi không bị sinh non.

Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp). Một vài trường hợp, trẻ em có mẹ mắc bệnh tiểu đường có thể bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh do hiệu suất tạo ra insulin quá lớn. 

Các trường hợp bị hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây ra co giật.

Vàng da. Các bé có thể bị vàng da hoặc có lòng trắng mắt nổi bật hơn các bé bình thường. Chúng không phải là các vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cần thiết phải được theo dõi cẩn thận.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai cao hơn. Trẻ do các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường mang thai và sinh ra có nguy cơ cao hơn trẻ em bình thường trong việc béo phì và mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

Lưu ý: Tiểu đường thai kỳ không được theo dõi và quan sát cẩn thận có thể dẫn đến cái chết cho thai nhi trước hoặc ngay sau khi sinh.

Hẳn bạn quan tâm chủ đề Sức khỏe khác

Những căn bệnh dễ mắc phải do thói quen ngồi lâu của dân văn phòng

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh sởi làm thế nào phòng tránh?

Những biến chứng tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai

  • Người mẹ mang thai bị mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải một trong các biến chứng dưới đây:
  • Cao huyết áp, tiền sản giật và sản giật. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, nó cũng làm tăng nguy cơ của tiền sản giật và sản giật – hai biến chứng rất nghiêm trọng do cao huyết áp gây ra mà có thể ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và bé.
  • Dễ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai. Nếu người mẹ mang thai bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, họ có nguy cơ cao hơn người bình thường trong việc phát sinh và mắc bệnh tiểu đường khác trong tương lai. Khả năng cao là bị mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi tuổi già. 
  • Tuy nhiên việc lựa chọn ăn uống và lối sống lành mạnh có thể làm giảm thậm chí ngăn chặn hoàn toàn yếu tố nguy cơ này.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ

  • Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì thế để tìm hiểu nguyên nhân về bệnh tiểu đường thai kỳ, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về sự thay đổi lượng Glucose trong cơ thể khi phụ nữ mang thai.
  • Cơ thể của bạn sẽ tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa nó thành năng lượng (chủ yếu là Glucose). Tuyến tụy sẽ giúp sản xuất Insulin – một hormone giúp chuyển glucose từ máu vào tế bào của cơ thể, nơi nó được sử dụng làm năng lượng.
  • Trong khi mang thai, nhau thai kết nối với thai nhi đang lớn, cung cấp máu cho thai nhi ở mức độ cao và thay đổi tùy theo các kích thích tố. Quá trình này làm giảm khả năng sản xuất Insulin từ tuyến tụy, vì thế Glucose không được chuyển hóa từ máu vào tế bào và bị giữ lại trong máu. Hầu hết phụ nữ mang thai đều có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường đặc biệt là sau khi ăn.
  • Khi thai nhi phát triển càng lớn, Insulin càng bị ức chế và lượng đường trong máu càng tăng cao. Với người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, khi lượng đường đạt đến một mức nào đó có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi. Tiểu đường thai kỳ thường phát triển trong nửa cuối của thời kỳ mang thai – đôi khi sớm nhất là vào tuần thứ 20.

Độ tuổi thai kỳ nào hay mắc? 

  • Mang thai sau khi 25 tuổi.
  • Gia đình có người từng mắc bệnh này bao gồm cả bệnh tiểu đường chung chứ không chỉ bao gồm tiểu đường thai kỳ.
  • Đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong những lần trước có thể tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Thai nhi quá lớn ( trên 4kg) hoặc đã từng có thai chết lưu cũng có thể nâng cao khả năng mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.
  • Theo một thống kê thì phụ nữ châu phi da đen, châu mỹ da đỏ và châu á da vàng có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. (Chưa lý giải được).
Lamthenao hy vọng bạn đã có thông tin về những biến chứng hay gặp tiểu đường thai kỳ trên, và làm thế nào để tránh cũng như khác phục bệnh tiểu đường thai kỳ. 
LamTheNao

Phước thuộc trang Lamthenao Là người luôn mong muốn tìm hiểu thêm các kiến thức và tìm kiếm một con đường để thành công.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn